Vincent Ferrer
(1350 – 1419)
Lời Tiên Tri
Thánh Vincent Ferrer (Vinh Sơn / Vicentê) sinh tại Valencia, nước Tây-ban-nha (Spain) vào ngày 23 Tháng giêng Năm 1350, là con thứ ba của ông William Fêrrêr và bà Cônstânce Mìguêl là con gái của chính khách naval, có họ hàng với Giám Mục của Valencia lúc bấy giờ, một gia đình Công giáo đạo đức truyền thống. Vào một đêm kia, ông William nằm mơ thấy mình đi vào nhà thờ thánh Đaminh tại Valencia, bỗng có một vị thuộc phần tử Dòng Thuyết Giáo từ trên bục giảng phía trên cung thánh, xoay nhìn ông nói rằng, “Cha chào mừng con, William. Trong mấy ngày nữa con sẽ có một cháu trai, trẻ này sau sẽ được phúc học hành uyên thông và thánh thiện. Cháu sẽ thành đại sự làm rạng danh nhà con. Thế gian sẽ vang vọng âm thanh huy hoàng của cháu; cháu sẽ được ngập tràn phúc sủng thiên đàng còn địa ngục phải khiếp run. Cháu sẽ mang tu phục như cha đang mặc đây, và sẽ được tiếp nhận vào Hội Thánh với niềm vui của toàn thể vũ hoàn như đối với một vị tông đồ tiên khởi.”
Những người nghe biết chuyện đều hết thảy lớn tiếng chúc tụng – cám đội ơn Chúa với tin mừng bất ngờ này. Riêng ông William vui khôn xiết tả, liền đi thuật lại đầu đuôi câu chuyện với vị giám mục họ hàng. Bà Cônstânce kể thêm, lúc có thai Vincent thì có hai điềm lạ xảy ra; bà không hề đau đớn khi mang thai Vincent so với những lần mang thai bình thường khác; và gần đến ngày sinh trẻ Vincent, thì bà nghe trong bào thai phát ra tiếng khóc như tiếng sủa của một con chó con - gần giống như giấc mơ của chân phước Jane de Aza Mẹ thánh Đaminh vậy (Bà Aza mơ thấy mình sanh ra một con chó ngậm bó đuốc chạy đi thiêu đốt khắp các thành thị). Vị giám mục ngầm hiểu rõ ngay đây là một dấu chỉ màu nhiệm và nói với họ rằng, “Anh chị hãy vui mừng Trong Thiên Chúa; đứa trẻ mà anh chị đang mang vào thế gian đây, sẽ trở nên người con xứng đáng của thánh Đaminh, cháu sẽ là một trong số những người được kêu gọi để làm nhiều điều thiện lành vô kể bằng vào sự giảng truyền của cháu. Hãy chăm sóc cháu cách đặc biệt cẩn thận và giáo dục cháu nên người thánh thiện, để mai ngày cháu không phụ tình Thiên Chúa đối với các tặng sủng mà Ngài đã ban cho cháu.”
Vincent được Thiên Chúa phú bẩm cho ơn làm phép lạ ngay từ khi chưa lọt lòng mẹ. Một buổi nọ, bà Cônstânce đi thăm một phụ nữ mù theo thói quen đi làm việc bác ái - bố thí hàng tháng, và bà nói với chị ấy, “Con ơi, hãy cầu xin Chúa cho thai nhi mà mẹ đang cưu mang đến ngày sinh được bằng an nhé.” Người phụ nữ mù liền cúi áp đầu vào bụng bà Cônstânce rồi nói với thai nhi, “Xin Thiên Chúa chúc ban phúc lành cho em.” Lập tức, chị được khỏi mù, và lòng trí trở nên minh mẫn sáng láng, liền thốt lời tiên tri rằng, “Thưa bà, quả là một thiên thần bà đang cưu mang, bởi chính em đã chữa lành nỗi khổ đau cho con.” Giống như một thai nhi Gioan Tẩy-giả khác, thai nhi Vincent tỏ ý bằng lòng với lời cầu chúc từ miệng người phụ nữ nghèo, đến nỗi nhảy mừng trong lòng mẹ bằng dấu lạ chữa chị khỏi mù.
Ấu Thơ
Khi trẻ Vincent chào đời, được ba mẹ ẵm lên nhà thờ để chịu Phép Rửa Tội, thì những người bà con họ hàng ai cũng muốn lấy tên mình mà đặt cho, khiến vị linh mục chủ sự phải can thiệp mà đặt tên là Vincent, có nghĩa là kẻ thắng trận, một cái tên chưa hề có trong dòng họ bao giờ. Trẻ Vincent rất dễ tính, đặt đâu nằm đó, không có quấy khóc như mọi trẻ khác, với miệng cười tươi, cặp mắt tròn to mở lớn, khiến ai nấy cũng đem lòng thương mến.
Lên năm tuổi, Vincent, đă chữa lành một đứa trẻ hàng xóm đau nặng được khỏi bệnh. Trong đám trẻ nhỏ hàng xóm, bạn Vincent có một đứa lười học lắm, một hôm, cậu tới rủ nó đi học thì nó đã chết. Mẹ nó đang vật vã khóc lóc cách thảm thiết. Thấy thế, Vincent nói, “Con bác không chết đâu, nó lười học nên mê ngủ đó.” Nói đặng, Vincent cầm lấy tay bạn bảo: “Dậy đi học với tôi mau, kẻo trễ rồi.” Đứa trẻ đã chết liền bật mình sống dậy đi học với Vincent. Một lần khác, khi cậu đang chơi bên cạnh giếng nhà mình thì đánh rơi giầy, cậu liền quỳ xuống bờ giếng mà cầu nguyện, thì liền đó nước giếng dâng lên vừa đúng tầm tay đặng cậu có thể lấy lại giầy. Không những thế, Vincent còn thường xuyên hội tụ các bạn nhỏ lại, rồi tự mình đi tìm các chỗ cao đứng giảng cho chúng nghe những gì cậu đã được nghe cha xứ giảng vào ngày Chúa Nhật vừa qua ở nhà thờ. Có một hôm, thấy người đầy tớ đang định chặt một trong các cây ở trong vườn, Vincent liền tới cản lại bảo, “xin khoan đã, đừng chặt cây đó! Vì mai mốt người ta sẽ dùng cây này mà khắc tượng cháu đó.” Cậu còn làm nhiều điều lạ khác nữa.
Vincent bắt đầu đi học vào năm tám tuổi. Cậu thuộc làu các kinh, học hành xuất sắc, năm 12 tuổi cậu đã sớm biết ăn chay vào các ngày thứ tư vào thứ sáu trong tuần chỉ bằng bánh mì và nước lã. Mười bốn tuổi Vincent học thần học, cậu năng nguyện gẫm, nhất là rất sùng kính cuộc khổ hình – thương khó của Chúa Giêsu và có lòng biệt kính Mẹ Maria cách riêng, và sống bác ái với mọi người. Nên xóm giềng ai cũng đem lòng thương mến cậu và thường gọi là “Vị thánh tý hon.”
Thiếu Niên Dũng Trí
Mười tám tuổi, Vincent xin vào “Dòng Thuyết Giáo Thánh Đaminh - Dominican Order of Preacher (O.P)” nơi thành phố cậu đang cư ngụ. Từ khi chọn sống đời tu, thầy Vincent quyết chí noi gương thánh Đaminh để tiến tới đường trọn lành. Thầy siêng năng đọc Thánh Kinh - suy gẫm Lời Chúa tựa như cơ thể sống động không thể thiếu các mạch máu chính và li-ti vậy. Thầy sống khổ chế và thánh thiện trong mọi lời nói cũng như hành động. Vì đó, quỷ dữ căm ghét và thường xuyên quấy phá – cám dỗ và gây đau khổ cho thầy đủ điều. Đến độ cha mẹ của thầy khuyên nên bỏ nhà dòng trở về làm một cha xứ (linh mục triều) bình thường thôi. Nhưng thầy Vincent vẫn vững một lòng trông cậy Chúa, ra sức cầu nguyện nhiều hơn, đặc biệt là thầy van nài - khẩn nguyện với Mẹ Maria và thiên thần bổn mạng cứu giúp. Sau bao nhiêu khốn khó, thầy Vincent đã vượt thắng tất cả mọi cam go và hoàn tất giai đoạn tập sinh.
Thầy Vincent lãnh mặc tu phục dòng Đaminh ngày 2 tháng 2 Năm 1363, và khấn trọn đời năm 1368. Kế đến, thầy Vincent tiếp tục 18 năm theo học các; khoa Thánh Kinh, học tiếng Dothái và học rất nhanh. Trong ba năm đầu, thầy Vincent chỉ đọc Sách Thánh Kinh và sách của các Thánh Giáo-phụ đến độ thuộc lòng, đồng thời thông hiểu hết toàn bộ Sách Thánh. Sau đó không lâu, thầy được chỉ định học Triết học, mãn khóa học, Vincent cho ra trình làng cuốn “khảo luận về giả thuyết biện chứng pháp...” (Treatise Dialectic Suppositions), lúc ấy thầy chưa tròn hai mươi bốn tuổi. Sau đó, Vincent được gửi đến Bárcêlôna tiếp tục học chuyên khoa Thánh Kinh. Tuy bận rộn với việc học hành, nhưng cùng thời gian đó, thầy không ngừng rao giảng Lời Chúa và đã mang lại nhiều kết quả lạ thường tuyệt vời không ngờ. Thầy giống hệt như thánh Đaminh vừa là học trò, đồng thời vừa là giáo sư, và vừa là nhà thuyết pháp tài ba vậy.
Vào năm 1378, ở tuổi hai mươi tám, chính tay Đức HồngY Peter De Luna trao bằng tiến sĩ thần học cho thầy Vincent (Hồng Y Phêrô De Luna - người sau này trở thành Giáo hoàng Bênêđíctô thứ XIII, nhưng không chính thức giữa thời kỳ Giáo hội có cuộc “Đại Ly Giáo” bị hủng hoảng và phân rẽ vì chiến tranh lan rộng khắp Tây Âu, mới đầu chỉ có hai rồi có tới ba Đức Giáo hoàng: Đức Urban VI ngự điện tại Rôma, Đức Clêmentê VII ngự điện tại Avignon, Pháp Quốc. Thánh Catherine thành Siena ủng hộ Đức Urban VI ở Rôma, còn thánh Vincent thì cho ngài là bất hợp pháp …trong lúc phục vụ Hồng Y Peter De Luna, Vincent cùng lúc tích cực thuyết phục dân Tây Ban Nha theo Đức Clêmentê, sau khi Đức Clementê băng hà, thì Hồng Y Luna được bầu làm Giáo Hoàng tại Avignon, lấy hiệu là Đức Bênêđíctô thứ XIII ), Hồng Y Peter lúc ấy đại diện cho Đức Giáo hoàng Clêment VII , đang ngự điện tại Avignon, bên Pháp, đồng thời cũng là người thụ phong linh mục cho Vicent tại Bárcêlôna năm 1379. Không bao lâu sau khi chịu chức linh mục, cha Vincent liền được chọn làm bề trên tu viện Thánh Đaminh tại Valencia.
Đức Bênêđíctô XIII triệu Cha Vincent về làm việc trong bộ xá giải tông truyền và như là một Trưởng Điện Tông Tòa. Nhưng tân giáo hoàng không chịu từ chức trong khi tất cả các ứng viên hồng y trong mật nghị viện đều nhất loạt truất phế. Thế nhưng dẫu cho hầu hết các hồng y và vua nướp Pháp phế bỏ, ngài vẫn ngoan cố bất chấp không chịu từ chức. Nên cha Vincent vỡ mộng trở bệnh nặng, nhưng sau cùng ngài đảm nhận việc “rao giảng Chúa Kitô cho thế giới.”
Vào những năm 1408 đến 1415, cha Vincent cố gắng thuyết phục người bạn cũ (Beneđíctô 13) từ chức nhưng bất thành. Sau cùng ngài kết luận rằng Bênêđíctô không phải là đức giáo hoàng thật. Mặc dầu đang lâm bệnh nặng, ngài cũng ráng hết sức lên tòa giảng ngay trước mặt giáo đoàn mà Bênêđíctô đang chủ sự mạnh mẽ tố giác người đã tấn phong linh mục cho ngài. Bênêđíctô vội vã bỏ trốn khỏi những người trước đây đã từng hỗ trợ mình. Có điều kỳ lạ, là cha Vincent không phải thuộc phần tử của Công Đồng Constance (Công Đồng Constance năm 1414 đến năm 1418 do Hoàng đế Segismunđô triệu tập: nhằm bãi nhiệm 3 Đức Giáo Hoàng đang tranh chấp nhau, chấm dứt tình trạng ly giáo ở Tây Phương, lên án Wiclef và Huss. Công Đồng bầu chọn Tân Giáo Hoàng Martinô V), thế mà đã góp phần chấm dứt cuộc ly giáo, bất kể thời ấy trải qua cuộc canh tân nào trong Giáo Hội đều tùy thuộc vào sự hàn gắn ly giáo. Cha Vincent sống cho tới ngày chứng kiến bầu chọn Đức tân giáo hoàng Martin V.
Đời Linh Mục
Vincent là một nhà thuyết giảng hăng say và tài ba, suốt 20 năm cuối đời, ngài giảng truyền Tin Mừng Phúc Âm khắp cõi Miền Nam Âu Châu; Tây ban nha, Pháp, Ý, Đức, Belgium, Úc, Thụy điển, Lombardy và các vùng phụ cận. Giống như một Gioan Tẩy Giả khác được mệnh danh là một thiên sứ thần thông lướt băng qua hoang địa tội lỗi, kêu gọi người ta ăn năn sám hối, run sợ ngày công phán, dọn đường ngay thẳng để đón Chúa, nếu không có lý do nào khác, hầu hết các tội nhân mới đầu lắng nghe các bài giảng của ngài đều thống hối từ bỏ tội lỗi và yêu mến Thiên Chúa. Ngài còn xác nhận rằng ngài chính là “Thẩm Phán Thiên Thần – Angel of the Judgment,” được nhắc tới trong Sách Khải Huyền của Thánh Gioan Tông Đồ (Kh 14:6-7), nếu dân chúng không chịu ăn năn cải thiện đời sống thì cuộc chung thẩm sắp xảy ra tới nơi.
Việc thuyết giảng của ngài thực lạ lùng nhưng sinh hiệu quả kỳ diệu đến độ mỗi lần thánh Vincent lui tới đâu thuyết giảng, lập tức thu hút khá đông dân chúng hàng vạn, hàng ngàn, và ít nhất có tới 10,000 người, 50 linh mục lũ lượt di hành theo từ nơi này qua nơi khác, thậm chí ngay cả những người ở cách xa đó cả ngàn dặm hay tin cũng tấp nập rủ nhau tới nghe ngài giảng, đến nỗi các nhà thờ chưa kịp mở cửa đã có sẵn đám đông dân chúng túc trực chật ních ở ngoài từ bao giờ, dẫu nhà thờ có rộng lớn bao nhiêu mấy cũng không đủ chỗ chứa họ. Cộng đoàn linh mục hát Kinh Thần Vụ, hát Lễ hằng ngày, và cử hành các bí tích cho những người đã hoán cải nhờ nghe cha Vincent thuyết giảng.
Từng đoàn người nam - nữ khác biệt từ khắp nơi vừa di hành chân không vừa đánh tội cầu nguyện râm ran từ hết đường phố này sang tới thành phố khác. Họ dạy giáo lý khi cần thiết, thành lập các nhà thương - bệnh xá, và làm sống lại một đức tin vốn có trước kia nhưng đã bị tắt rụi vào thời kỳ mắc nạn dịch bệnh. Tương tự như Tiên Tri Giôna cảnh báo thành Ninivê, dân chúng liền cải thiện đời sống, và thế giới được tha rồi tồn tại đến hiện nay ra sao - phần lớn cũng nhờ vào một trong những vị ngôn sứ này! Thế nhưng, ngày nay ít có mấy người biết đến hoặc chưa hề nghe nói tới thánh Vicentê Fêrrê!
Thể theo sự thỉnh cầu của hàng giáo mục, giáo sĩ và dân chúng Valencia, ngài được triệu hồi về bản quốc, tiếp tục đôi việc của ngài là giảng dạy và thuyết pháp với danh tiếng lẫy lừng như thế, chứng tỏ cho thấy người tham dự cùng được chung hưởng phép lành của Đấng Toàn Năng, mà ngài tôn thờ khắp đất nước vượt trên những gì có thể tưởng tượng ra được. Để thử đức khiêm nhượng, Thiên Chúa cho phép một đồng bọn của satan đến quấy phá cám dỗ ngài phạm tội nhục thể, và vây phủ lấy ngài những tư tưởng xấu xa dơ bẩn bất chính. Những vũ khí mà thánh nhân chống lại quỷ dữ là ăn chay, cầu nguyện và ngài tỉnh thức không ngừng mỗi khi bốc cơn mê dục. Phải nói là một khi càng thăng tiến trong nhân cách thì trông ngài càng đẹp và rạng rỡ thêm ra, phản ánh vẻ đẹp của một tâm hồn ngập lút tình thương Thiên Chúa. Cả khi về già vẻ đẹp rạng rỡ này cũng không hề tàn phai. Tuy vậy, mỗi khi ngài thuyết giảng về Mẹ Thiên Chúa hay các niềm vui Thiên Đàng. Ngài đặc biệt tỏ ra Say mê và hoan hỷ như một trẻ thơ biệt sùng Mẹ Maria vậy, nhất là vào lúc mà các tín hữu nguyện kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng. Tâm hồn của ngài luôn luôn hướng về Thiên Chúa và cầu nguyện liên lỉ trong công việc bổn phận, trong lao nhọc, và trong mọi hành động. Những thao tác của ngài tương tự như trong tập sách để lại cho mọi Kitô Hữu với nhan đề, Khảo Luận về Đời Sống Thiêng Liêng, ngài viết như sau: “Con có muốn học hỏi để có lợi cho con không? Con hãy tôn vinh (Chúa) khi học hỏi và nên học ít đi để nên thánh chứ không phải học để thành người uyên bác..”
Thử suy gẫm một số câu văn (tư tưởng) trong tập sách tuyệt diệu này. “Công đức không phải vì con người nghèo khổ nhưng một khi họ (ở trạng thái) nghèo khổ mà lại yêu mến đức khó nghèo “Một câu hỏi vô bổ chỉ nên đáp lại bằng yên lặng… Cho nên con hãy học yên lặng một thời gian; anh em con sẽ cảm phục con và sự yên lặng sẽ dạy con lên tiếng khi cần phải lên tiếng.” “Con hãy tự coi mình là dơ bẩn và hèn hạ trước mặt Chúa vì tội lỗi của con hơn bất cứ người tội lỗi nào, bất kể tội của họ là gì đi nữa... và hãy suy nghĩ thật kỹ càng rằng bất cứ một ân sủng hay một khuynh hướng tốt lành nào hoặc một sự ham muốn sống nhân đức, thì đó không phải là do tự con mà có mà do lòng thương xót duy nhất của Chúa Kitô mà thôi.” “Con nên nhìn nhận rằng bất cứ một tội nhân nào đã phạm những tội tầy đình cũng có thể phụng sự Chúa tốt hơn con nếu họ cũng nhận được những ân sủng như con.” “Một khi thủ đắc được khiêm nhượng, thì đời sống bác ái sẽ đến - lửa sốt mến sẽ thiêu đốt hết những thói hư tật xấu và tâm hồn con sẽ đầy tràn đức mến chẳng còn chỗ cho phù vân giả trá.”
(còn tiếp sau phục sinh…)